Cách trồng hoa sứ trong chậu không hề khó, nhưng làm thế nào để tạo dáng cho cây và đặc biệt chăm sóc làm sao cho hoa ra đẹp, rực rỡ là điều không phải ai cũng làm được.
Giới thiệu về hoa sứ
Cây Hoa Sứ (Adenium Obesum) thường được người Việt Nam gọi là sứ Thái, bởi phần lớn nó được du nhập vào nước ta từ Thái Lan trong vài chục năm trở lại đây. Cây Sứ Thái được trồng phổ biến ở các gia đình, thường có màu hồng nhạt và được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Hoa sứ được trồng phổ biến ở nhiều gia đình Việt
Chọn chậu trồng hoa sứ
Người ta thường lựa chọn trồng hoa sứ trong chậu vì như thế dễ chăm sóc và đẹp hơn là trồng trong sân vườn. Trồng trong chậu thì bạn sẽ dễ dàng di chuyển bộ rễ sang chậu mới hơn. Trồng lâu ngày thì bộ rễ của cây hoa sứ sẽ phình to nên bạn cần thay chậu để bộ rễ có không gian để phát triển. Nên nhớ khi chuyển sang chậu mới, phải nâng bộ rễ lên cao khỏi miệng chậu như thế thì chậu hoa sứ mới có dáng đẹp.Với chậu trồng bạn phải đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông thoáng, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ. Bạn nên tính thêm không gian để cho bộ rễ phát triển.
Người ta thường trong hoa sứ trong chậu thay vì trồng thẳng xuống đất vườn
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc hoa mộc lan cho hoa rực rỡ, thơm quyến rũ
Chọn đất trồng cây hoa sứ
Màu hoa sứ đẹp mắt
Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.
Xem thêm: Tổng hợp các loại hoa dễ trồng có thể tự chăm sóc tại nhà
Phương pháp trồng cây hoa sứ
Phương pháp giâm cành được nhiều người lựa chọn
Phương pháp trồng hoa sứ có 2 loại: Gieo hạt và giâm cành, nhưng hiện nay nhiều người lựa chọn phương pháp giâm cành. Trồng hoa sứ trong chậu khá phổ biến vừa đẹp vừa phổ biến nên rất ít người trồng thẳng xuống sân vườn.
Tạo hình cho cây hoa sứ
Sau một thời gian thì chậu hoa sứ của bạn sẽ có một bộ rễ phình to. Đây là lúc bạn làm đẹp cho chậu hoa sứ của mình. Những bông hoa sứ sẽ càng trở nên kiêu sa khi được khoe sắc trên một thân cây được tỉa tót gọn gàng và có hình dáng đẹp. Với những ai đã từng chơi chậu bonsai thì sẽ thấy tạo dáng cho chậu hoa sứ dễ hơn nhiều. Bạn tạo dáng cho chậu hoa sứ bằng cách nâng bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa rể theo hình dáng mà mình ưa thích. Hoặc có thể lấy toàn bộ bộ rễ ra khỏi chậu, rửa sạch đất rồi tiến hành cắt tỉa. Nên nhớ là phải để cho những vết cắt lành sẹo rồi mới trồng trở lại.
Tạo hình cho cây hoa sứ
Các thao tác căn bản khi thực hiện
Bước 1: Nhổ cây sứ khỏi chậu, khều bớt đất quanh bộ củ ra bằng que tre, tránh làm trầy củ và đứt, dập rễ. Dùng vòi xịt (để rửa sạch đất bám ở rễ củ).
Bước 2: Dùng dao bén hoặc dao lam cắt tỉa bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn và đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này.
-Cắt bỏ những rễ cám nhỏ quanh các chùm đầu rễ phía dưới, nhằm giúp ta tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu, do bị ép dập.
-Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh(Vicarben, Aliette…)hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiễm bệnh thúi ủng sau khi trồng lại vô chậu.
Bước 3: Treo cây sứ lên, phơi khô ở nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm cho các vết cắt khô và lành. Chú ý treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị phỏng và hư thúi bởi những vết bỏng này.
Chậu hoa sứ đẹp mắt
Bước 4: Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa dủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% (nắng buổi sáng ở mái hiên), trong thời gian khoảng 15-20 ngày cho đến khi ta thấy những mâm sứ bắt đầu nhú ở ở chỗ vết cắt. Trong thời gian đầu-từ lúc trồng đến lúc nhú mầm-ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô, để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn vì dễ làm thúi sứ do lúc này cây sứ chưa có lá , sự hút nước kém, nếu bị ngậm nước cây sứ dể bệnh thúi.
Bước 5: Khi chậu sứ đã bắt đầu nhú mầm cũng là lúc ta để cây sứ ở nơi nắng 80-100%: Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Khi thấy đất vừa khô lớp mặt. Chú ý lúc này cây sứ rất dễ có sâu do có nhiều chồi non. Cách tốt nhất là lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy.
-Lúc này ta dùng phân NPK 20-20-20 là hợp lý cho tới khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh.dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15-30-15 hay 20-30-20 để cây sứ ra hoa.
-Chỉ bón thêm hữu cơ khi cây sứ đã ra chồi non, có lá hoàn chỉnh. Vì nếu bón sớm, bộ rễ cây còn non dễ bị cháy rễ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Bước 6: Sau khi cắt, trong quá trình cây sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. Đến lúc nào tàn sứ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đổ thì ta lại sử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhưng không thay chậu, đất mới.
Điều khiển cho cây hoa
Muốn chậu hoa sứ ra nhiều hoa thì không được để cành hoa ra quá dài. Bạn phải cắt tỉa những cành hoa quá dài mỗi lần mà hoa sứ đã tàn. Như vậy sẽ kích thích cây mọc ra nhiều nhánh mới như thế sẽ cho nhiều hoa. Muốn chậu hoa sứ ra hoa vào dịp Tết thì nếu trong năm lượng mưa đều thì cắt bỏ cánh vào rằm tháng 7 âm lịch, nếu mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành muộn hơn vào tháng 8 âm lịch.
Muốn hoa sứ ra nhiều không nên để cành quá dài
Xem thêm: Top 10 các loại hoa màu tím lãng mạn, thủy chung đẹp ngơ ngẩn
Dinh dưỡng cho cây hoa sứ
Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho cây hoa sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:
Bón phân để cây mau ra hoa
- Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
- Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
- Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
Hoa sứ đẹp mắt
Bài viết trên đây chia sẻ hướng dẫn cách trồng hoa sứ trong chậu đúng kỹ thuật, cám ơn bạn đọc bài viết này. Hoa tươi 360 chuyên cung cấp các loại hoa hồng, hoa hướng dương, hoa baby, hoa sinh nhật, hoa cưới....rẻ nhất thị trường, hoa nhập về luôn tươi mới cùngđội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình đảm bảo khách hàng sẽ chọn lựa được bó hoa ưng ý nhất. Để liên hệ với Hoa Tươi 360 bạn hãy gọi vào hotline: (028)22 298 398 - 0933 055 945 - 0977 301 303 hoặc truy cập vào Website: https://hoatuoi360.vn/
Nguồn:https://hoatuoi360.vn/huong-dan-cach-trong-hoa-su-trong-chau-dung-ky-thuat.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét