Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn danh sách những loại trái cây có tính kiềm hóa tốt nhất, cùng với đó là những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà trái cây có tính kiềm mang lại.
Những lợi ích của tính kiềm trong trái cây
Các loại trái cây có tính kiềm cao là những loại trái cây khi được tiêu hóa sẽ làm cho pH trong cơ thể tăng lên, giúp cơ thể trở nên kiềm tính hơn. Một số loại trái cây mang tính kiềm có đặc điểm như:
- Vỏ thường có màu sẫm: Ví dụ như chuối, nho, bơ, việt quất,...
- Có vị ngọt hoặc chua ngọt: Ví dụ như táo, lê, dưa hấu, dứa,...
- Chứa nhiều kali, magie và canxi: Đây là những khoáng chất có tính kiềm cao.
- Ít protein và lưu huỳnh: Protein và lưu huỳnh khi được chuyển hóa sẽ tạo ra axit trong cơ thể.
Những loại trái cây giàu tính kiềm
Tính kiềm trong trái cây đề cập đến mức độ kiềm (hay còn gọi là độ bazơ) mà các loại trái cây có thể tạo ra trong cơ thể sau khi tiêu hóa và chuyển hóa. Những lợi ích có thể kể đến khi ăn thực phẩm mang tính kiềm như:
- Cân bằng độ pH trong cơ thể
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
- Hỗ trợ tiêu hóa
- Làm đẹp da
>>XEM THÊM: TÌM HIỂU LỢI ÍCH DINH DƯỠNG CỦA CÁC LOẠI TRÁI CÂY MÀU ĐỎ
Top 10 loại trái cây có tính kiềm cao tốt cho sức khỏe
1. Chanh
Chanh là một loại trái cây có tính kiềm cao, nổi tiếng với vị chua đặc trưng nhưng lại có khả năng kiềm hóa cơ thể sau khi tiêu hóa. Chanh chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, chanh còn chứa các chất chống oxy hóa và các khoáng chất thiết yếu như kali và magiê, giúp cân bằng pH cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
Một lợi ích quan trọng của chanh là khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp và bệnh tim mạch. Bởi trái chanh giàu lượng kiềm nên giúp thải độc cơ thể, cải thiện sức khỏe da và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Trái chanh giàu tính kiềm
2. Bưởi
Giống như chanh, bưởi chính là họ hàng nhà chanh cũng chính là loại hoa quả mang tính kiềm cao. Một trong những lợi ích quan trọng của bưởi là khả năng hỗ trợ quá trình giảm cân. Nhờ hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, bưởi giúp tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, loại trái cây có chất kiềm này còn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Bưởi cũng có tác dụng làm đẹp da, giúp da sáng mịn và ngăn ngừa lão hóa nhờ vào lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa.
Bưởi có tính kiềm cao
3. Dưa hấu
Nổi tiếng với vị ngọt thanh mát và hàm lượng nước dồi dào dưa hấu không chỉ là một loại trái cây có tính kiềm tốt mà có tác dụng làm mát cho cơ thể. Dưa hấu là một loại trái cây ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưa hấu có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Lycopene và citrulline trong dưa hấu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch bằng cách cải thiện lưu thông máu và giảm huyết áp. Dưa hấu cũng giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm nhiễm nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa cao.
Dưa hấu chứa lượng kiềm cao
4. Chuối
Chuối là một loại trái cây có tính kiềm và giàu kali. Không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chuối thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Hàm lượng kali cao trong chuối giúp duy trì chức năng thận khỏe mạnh và ngăn ngừa sỏi thận. Không những thế loại quả có tính kiềm này còn là một nguồn cung cấp điện giải tự nhiên, giúp phục hồi cơ thể sau khi tập luyện. Kali và magiê trong chuối giúp giảm đau cơ và ngăn ngừa chuột rút. Bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chuối mang tính kiềm cao
5. Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Với nhiều lợi ích mang đến nhờ các vitamin khoáng chất và các enzym quan trọng chứa trong trái đu đủ. Tính kiềm trong đu đủ giúp trung hòa axit trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa chứng ợ chua. Hàm lượng chất xơ cao trong đu đủ cũng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm táo bón.
Không những thế đu đủ có tính kiềm giúp thải độc cơ thể bằng cách loại bỏ các chất độc hại và các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể. Điều này giúp gan và thận hoạt động hiệu quả hơn, giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Đu đủ mang tính kiềm cao
6. Bơ
Việc bổ sung bơ trong cuộc sống hàng ngày giúp tăng tính kiềm đối với cơ thể không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe tổng thể mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ những lợi ích đa dạng mà loại trái cây có tính kiềm cao này mang lại. Bơ là một loại trái cây béo ngậy, giàu kali, vitamin E và chất xơ. Bơ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, cải thiện thị lực và tăng cường chức năng não bộ.
Bơ chứa tính kiềm cao
7 Nho
Tính kiềm hóa trong quả nho giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các vitamin và khoáng chất trong nho, bao gồm vitamin C, K và mangan, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ quá trình tạo máu và làm lành vết thương. Lượng kiềm trong quả nho giúp cân bằng pH cơ thể, giảm tình trạng axit hóa và tạo môi trường kiềm hóa lý tưởng cho các cơ quan hoạt động hiệu quả.
Một trong những lợi ích nổi bật của nho là khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Resveratrol trong nho đỏ có tác dụng tăng cường chức năng mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chất xơ và kali trong nho cũng giúp điều hòa huyết áp và duy trì mức cholesterol lành mạnh, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.
Quả nho chứa lượng kiềm cao
8 Dứa
Dứa, hay còn gọi là thơm, là một loại hoa quả có tính kiềm cao với nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý. Tính kiềm trong dứa giúp cân bằng pH cơ thể, tạo môi trường kiềm hóa lý tưởng, từ đó giảm thiểu tình trạng axit hóa và hỗ trợ chức năng các cơ quan hoạt động hiệu quả. Dứa chứa nhiều vitamin C, mangan, và enzyme bromelain, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tính kiềm trong dứa cũng giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ hoạt động của gan và thận trong việc loại bỏ các chất độc hại và cặn bã tích tụ. Làm giảm viêm nhờ vào các chất chống oxy hóa và enzyme bromelain, có khả năng giảm đau và sưng viêm trong các trường hợp viêm khớp và các bệnh viêm nhiễm khác.
Dứa giàu tính kiềm
9 Kiwi
Kiwi, còn được biết đến với tên gọi thân quen "quả mít lông", là một loại thực phẩm có tính kiềm và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Được biết đến là một nguồn cung cấp vitamin C vô cùng phong phú, kiwi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng mà còn tham gia vào quá trình phục hồi và tái tạo tế bào.
Kiwi là một loại trái cây kiềm hóa cao mang nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, như flavonoid và carotenoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương của các gốc tự do và giảm viêm nhiễm. Điều này làm cho kiwi trở thành một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên và hiệu quả.
Trái kiwi chứa chất kiềm
10 Dâu tây
Dâu tây không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong việc kiềm hóa cơ thể và duy trì cân bằng độ pH. Dâu tây được biết đến là một trong những loại trái cây có tính kiềm cao, giúp trung hòa axit trong cơ thể và tạo môi trường lý tưởng cho các cơ quan hoạt động hiệu quả.
Việc bổ sung dâu tây vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp cân bằng độ pH mà còn góp phần vào quá trình thanh lọc và giải độc cơ thể. Dâu tây không chỉ là loại quả chứa chất kiềm cao mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và vitamin C, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do và ngăn ngừa sự tổn thương tế bào.
Trái dâu mang lượng kiềm
>>XEM THÊM: NHỮNG GIỎ TRÁI CÂY MỪNG SINH NHẬT TƯƠI NGON TỐT CHO SỨC KHỎE
Chế độ ăn các loại trái cây giàu kiềm hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Trong thời gian gần đây, chế độ ăn kiềm hóa với các loại trái cây giàu kiềm đang thu hút sự chú ý bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc duy trì một chế độ ăn cân bằng giữa các loại thực phẩm có tính axit và kiềm là quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
1. Lượng trái cây chứa kiềm nên ăn mỗi ngày:
Người trưởng thành: 400-800g trái cây mỗi ngày. Trẻ em: 200-400g trái cây mỗi ngày.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn trái cây có lượng kiềm cao thành nhiều bữa trong ngày, thay vì ăn dồn dập.
Nên ăn trái cây tươi thay vì ép nước hoặc xay sinh tố để giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng.
Có thể kết hợp trái cây với các món ăn khác như salad, sữa chua hoặc ngũ cốc.
Những loại trái cây có tính kiềm cao
2. Thời điểm ăn trái cây giàu kiềm thích hợp:
Trước bữa ăn 30 phút: Giúp kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Kèm với bữa ăn chính: Cung cấp năng lượng và vitamin cho cơ thể mà không gây no lâu.
Sau khi tập luyện: Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể, giúp phục hồi cơ bắp.
Trước khi đi ngủ 2 tiếng: Giúp dễ ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
>>XEM THÊM: Tìm hiểu về 6 loại trái cây giàu collagen cho làn da khỏe mạnh
CTY CỔ PHẦN KING FRUIT
Trụ sở: Hẻm 229 Bùi Thị Xuân, P.1, Q.Tân Bình, TPHCM
Điện thoại: (028)22 298 398
Hotline: 0966 341 493
Mail: info@kingfruit.net
Shop hoa360 about.me/shophoa360 |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét